Học thuyết âm dương, tài liệu về nguồn gốc của âm dương

+ Học thuyết âm dương, tài liệu về nguồn gốc của âm dương, học thuyết âm dương ngũ hành là gì, ứng dụng học thuyết âm dương trong bào chế thuốc cổ truyền.

+ Thuyết âm dương ngũ hành trong đời sống, ứng dụng của thuyết âm dương. Vai trò của vòng tròn âm dương ngũ hành, ý nghĩa và nguồn gốc âm dương bát quái.

==> Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc, cũng như nguồn về âm dương, cách hoạt động của âm dương, quá trình hình thành…

Tìm hiểu về nguồn gốc của âm dương

  • Nguồn gốc của âm dương, là hai khái niệm được hình thành, cách đây từ rất lâu. Rất nhiều người theo Khổng An Quốc, và Lưu Hâm, thuộc triều hán. Thì cho rằng Phục Hy, là người có công sáng tạo, và được ghi chép trong kinh dịch (2800 Trước công nguyên).
  • Còn lại một số người khác, thì lại cho rằng, đó là công lao của âm dương gia, một giáo phái của Trung Quốc.
  • Theo như nghiên cứu khoa học của Trung Quốc, thì khái niệm âm dương có nguồn gốc phương Nam.
  • Phương Nam nói tới ở đây, là bao gồm cả vùng nam Trung Hoa, từ sông Dương Tử trở xuống và vùng Việt Nam.
  • Và cũng theo như kinh dịch, thì âm dương được tạo ra từ thái cực, do thái cực đồ chuyển động, tạo ra âm dương.
  • Quý vị có thể tìm hiểu thêm tại link sau: Thái cực đồ và cách hoạt động.

Các vai trò và ý nghĩa của âm dương

  • Thuyết âm dương được dựa theo khái niệm cổ sơ, không phải là vật chất cụ thể, không gian cụ thể.
  • Mà âm dương ở đây, là thuộc tính của mọi hiện tượng, mọi sự vật trong toàn vũ trụ, cũng như trong từng tế bào, từng chi tiết.
  • Âm dương là hai mặt đối lập nhau, mâu thuẫn thống nhất. Trong dương có mầm mống của âm, và trong âm có mầm mống của dương.
  • Theo học thuyết âm dương bát quái, thì âm dương là quy luật tự nhiên, có sinh có diệt, để tồn tại mọi vật chất trên trái đất.
  • Đó là sự cân bằng của mọi vật trong vũ trụ, ví dụ như có ngày có đêm, có nóng có lạnh, có sáng và có tối…

+ Xem thêm: Ngũ hành tương sinh là gì

Học thuyết âm dương trong đông y

+ Bên dưới là các khái niệm về âm dương, hay là học thuyết âm dương, được ứng dụng trong ý học.

Âm dương đối lập

  • Âm dương đối lập, còn gọi là sự mâu thuẫn, chế ước và đấu tranh, giữa hai mặt của âm và dương.
  • Ví dụ như: Ngày và đêm, nước và lửa, hưng phấn và ức chế.

Âm dương hỗ căn

  • Ăm dương hỗ căn, là sự nương tựa lẫn nhau, hay là sự tương trợ lẫn nhau, để cùng phát triển.
  • Hai mặt âm dương tuy đối lập nhau, nhưng lại phải nương tựa vào nhau, thì mới tồn tại được, mới có ý nghĩa.
  • Cả hai mặt âm và dương, đều là tích cực của một sự vật, không thể đơn độc phát sinh, hay đơn độc phát triển.
  • Ví dụ như: Có đồng hoá thì mới có dị hoá, không có đồng hoá, thì dị hoá cũng không thực hiện được.

Âm dương tiêu trưởng

  • Nói về tiêu ở đây, là sự mất đi, còn trưởng là sự phát triển. Quy luật này nói lên, sự vận động không ngừng, sự chuyển hoá lẫn nhau, giữa âm và dương.
  • Ví dụ như: Chuyển hoá khí hậu của 4 mùa.
  • Về quy luật này, có các trạng thái của vận động sau: Âm tiêu dương trưởng (lạnh giảm và nóng tăng), dương tiêu âm trưởng (nóng giảm và lạnh tăng). Dương cực sinh âm, và âm cực sinh dương, hàn cực sinh nhiệt và nhiệt cực sinh hàn.
  • Ví dụ như: Trong quá trình phát triển của bệnh tật.
  • Bệnh thuộc phần dương (sốt cao), có khi gây ảnh hưởng đến phần âm (mất nước). Hay bệnh tại phần âm (mất nước, điện giải, mất máu), sẽ ảnh hưởng phần dương (gây trụy mạch, hạ huyết áp, choáng gọi thoát dương).

Âm dương bình hành

  • Hai mặt âm dương tuy đối lập, vận động không ngừng. Nhưng luôn luôn lập lại được thế thăng bằng, quân bình giữa hai mặt.
  • Thăng bằng của hai mặt âm dương nói nên, mâu thuẩn thống nhất, vận động và nương tựa lẫn nhau của vật chất.

Các phạm trù của học thuyết âm dương

+ Từ 4 quy luật trên của học thuyết âm dương, trong y học hay đông y, trong khi vận dụng, sẽ thấy được các phạm trù sau:

Sự tương đối và tuyệt đối của âm dương

  • Sự đối lập giữa hai mặt âm dương là tuyệt đối, nhưng trong một điều kiện cụ thể nào đó, sẽ có tính chất tương đối.
  • Ví dụ về tuyệt đối: Hàn thuộc âm sẽ đối lập nhiệt thuộc dương.
  • Ví dụ về tương đối: Lương thuộc âm sẽ đối lập ôn thuộc dương.
  • Ví dụ trên lâm sàng: Sốt là nhiệt thuộc dương, nhưng nếu như sốt cao, thuộc lý dùng thuốc hàn. Nếu như sốt nhẹ thuộc biểu dùng thuốc mát (lương).

Trong âm có dương, trong dương có âm

  • Trong âm và dương có quan hệ hỗ căn, nương tựa vào nhau cùng tồn tại, nhiều lúc xen kẽ vào nhau trong sự phát triển.
  • Ví dụ: Sự phân chia thời gian trong ngày (1 ngày 24 giờ): Ban ngày thuộc dương, nhưng từ 6 giờ tới12 giờ trưa, là phân dương trong dương. Từ 12 giờ tới 18 giờ, là phần âm trong dương. Ban đêm sẽ thuộc âm, nhưng từ 18 giờ tới 24 giờ, là phần âm trong âm, từ 0 giờ tới 6 giờ sáng, là phần dương trong âm.
  • Trên lâm sàng cho thấy, thuốc làm ra mồ hôi để hạ sốt, thì tránh cho ra mồ hôi nhiều, vì gây mất nước và điện giải.
  • Triệu chứng của bệnh, thì bao gồm có triệu chứng của hàn, và của nhiệt, hư và thực cùng xuất hiện.
  • Còn về cấu trúc cơ thể, thì tạng thuộc âm, còn phủ thuộc dương. Nhưng trong tạng và phủ, lại có cả âm và dương, như tạng can lại có can âm và can dương.

Bản chất và hiện tượng của âm dương

  • Bản chất thường phải phù hợp với hiện tượng, khi chữa bệnh, thì người ta chữa vào bản chất của bệnh.
  • Ví dụ: Bệnh hàn dùng thuốc nhiệt, bệnh nhiệt dùng thuốc hàn.
  • Nhưng có khi bản chất và hiện tượng, không phù hợp với nhau, hiện tượng này được gọi, là “thật giả hay chân giả”. Trên lâm sàng khi chẩn đoán bệnh, cần phải xác định cho đúng bản chất, để dùng thuốc chữa đúng nguyên nhân bệnh.
  • Ví dụ như: Bệnh truyền nhiễm gây ra triệu chứng sốt cao (chân nhiệt). Nhưng do tình trạng nhiễm độc biến chứng, gây trụy mạch ngoại biên làm cho chân tay lạnh. Gây vã mồ hôi lạnh giả hàn, trường hợp này phải dùng thuốc mát để điều trị.
  • Ví dụ như: Bệnh ỉa chảy do lạnh (chân hàn), gây mát nước nhiều, và mất điện giải, gây nên tình trạng nhiễm độc thần kinh. Lúc này xuất hiện các triệu chứng co giật, sốt (giả nhiệt). Trường hợp này dùng thuốc ấm nóng, để điều trị nguyên nhân bệnh.

==> Hy vọng qua bài viết này, quý vị có thể hiểu về thuyết âm dương. Ngoài ra, quý vị có thể xem thêm, các bài viết tư vấn, tại bên dưới:

Tác giả: Hoàng Nguyễn

+ Mình là Hoàng Nguyễn, mình được sinh ra tại 1 vùng quê xứ nghệ, là thế hệ 9X đời đầu. SEO Website, Marketing Online là niềm đam mê của mình, và đã từng có hơn 5 năm kinh nghiệm làm SEO.
NGOC HOANG BLOG