+ Ngũ hành tương sinh tương khắc, quy luật âm dương ngũ hành, tìm hiểu về sự tương hợp trong ngũ hành, những cung mệnh hợp nhau trong ngũ hành, bát trạch phong thuỷ.
+ Ngũ hành có nghĩa là 5 hành, trong bát quái đồ, ngũ được dịch ra là 5, và trong ngũ hành bát quái, thì gồm có các hành khác nhau.
==> Với 5 hành khác nhau, nằm chung trên bát quái, thì sẽ có sự tương sinh, cũng như sự tương khắc, giữa các hành với nhau. Và trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích về tương sinh, ngũ hành tương khắc trong ngũ hành âm dương.
Xem Nhanh Bài Viết
Ngũ hành là gì, âm dương ngũ hành là gì
+ Dựa theo triết học cổ đại, thì mọi vật trên trái đất này, được sinh ra từ 5 yếu tố chính. Đó là các yếu tố như Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ.
+ Và cũng có tài liệu nói rằng, đó là quá trình phát sinh của vũ trụ, hình thành thuyết âm dương. Với các hành này, được đưa vào trong bát trạch phong thuỷ.
+ Dựa vào năng Dương Biến Âm Hợp, mà các yếu tố trên, được gọi là các hành khác nhau.
+ Vậy tại sao lại được gọi là ngũ hành: Giải thích từ ngữ, về từ ngũ được lấy từ số 5, hay có thể nói, số 5 được đọc là ngũ.
+ Còn hành: Thì có nghĩa là các yếu tố trên luôn luẩn chuyển, và không ngừng chuyển động. Và củng có thể nói là, hành trình di chuyển không ngừng.
+ Chính vì vậy, các nhà phong thuỷ học, ghép 2 từ này lại với nhau, được gọi là ngũ hành.
+ Các hành trong bát quái, hay bát trạch phong thuỷ, được gọi với các yếu tố như: Kim – Thuỷ – Mộc – Hoả – Thổ.
+ Nó còn được tượng trưng cho các vật chất như: Nước (hành Thủy), Đất (hành Thổ), Lửa (hành Hỏa), Cây (hành Mộc), Kim loại (hành Kim).
Đặc tính ngũ hành, tổng quan về ngũ hành
+ Ngũ hành được luân chuyển không ngừng, hay có thể nói là di chuyển không ngừng.
+ Và cũng không bào giờ bị mất đi, mà nó luôn tồn tại mãi trong không gian, thời gian.
+ Là nền tảng để tất cả mọi vật sinh thành, hay có thể nói là hình thành mọi vật trong tự nhiên.
+ Nhờ vào sự luân chuyển các hành này, mà đã tạo hoá ra được vạn vật.
+ Nhờ vào sự tương sinh, tương khắc của các hành, nên mới có sự tồn tại của các hành trong tự nhiên.
+ Ví dụ như: Nước nuôi cây lớn, cây lớn dùng lửa đốt thành tro, tro tạo thành đất, trong đất có kim loại, kim loại dùng để cắt cây…
Quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc
+ Trong âm dương ngũ hành, luật tương sinh tương khắc, là luật để mọi sự trong tự nhiên được tồn tại.
+ Giữa tương sinh và tương khắc, vẫn có mối quan hệ tồn tại cùng nhau. Đó là trong tương sinh vẫn có tương khắc, và ngược lại.
+ Có nghĩa rằng trong sự tương hợp giữa các hành, thì vẫn có 1 phần nhỏ là 2 hành đó tương khắc nhau.

Ngũ hành tương sinh có quy luật thế nào
+ Dựa vào quy luật trong ngũ hành, thì chúng ta có thể đưa ra sự tương sinh, giữa các hành với nhau như:
-
Mộc sinh Hỏa: Cây khô sẽ sinh ra lửa, và lửa lấy cây làm nguyên liệu đốt.
-
Hỏa sinh Thổ: Lửa đốt cháy mọi thứ thành tro bụi, và tro bụi vun đắp thành đất.
-
Thổ sinh Kim: Kim loại, hay các loại quặng kim loại, được hình thành từ trong lòng đất.
-
Kim sinh Thủy: Kim loại nếu được nung chảy ở nhiệt độ cao, sẽ tạo ra dung dịch ở thể lỏng.
-
Thủy sinh Mộc: Nguồn nước được dùng để duy trì sự sống cho cây.
Ngũ hành tương khắc có quy luật thế nào
+ Và cũng theo luật âm dương ngũ hành, thì chúng ta cũng đưa ra, những ngũ hành tương khắc nhau như:
-
Thủy khắc Hỏa: Dùng nước sẽ dập tắt lửa cháy.
-
Hỏa khắc Kim: Lửa cháy sẽ làm nóng chảy kim loại.
-
Kim khắc Mộc: Kim loại được rèn thành dao, kéo để chặt đổ cây.
-
Mộc khắc Thổ: Cây hút hết chất dinh dưỡng, khiến đất trở nên khô cằn.
-
Thổ khắc Thủy: Đất hút nước, và cũng có thể ngăn chặn nước chảy.
+ Xem thêm: Cách tính cung mệnh theo bát quái
Quy luật ngũ hành phản sinh phản khắc
+ Bên cạnh mối quan hệ tương sinh, ngũ hành tương sinh hay ngũ hành tương khắc.
+ Thì vẫn luôn tồn tại mầm mống phản khắc lại, bao gồm cả tương sinh và tương khắc.
Ngũ hành phản sinh ảnh hưởng thế nào
+ Ngũ hành phản sinh, được tạo ra từ ngũ hành tương sinh, nguyên nhân là có nguyên tố tương khắc trong đó.
-
Kim sinh Thủy, nhưng nếu như Kim nhiều, thì Thủy bị đục.
- Kim hình thành trong Thổ, nhưng việc Thổ quá nhiều, sẽ khiến cho Kim bị vùi lấp.
- Hỏa tạo thành Thổ, nhưng Hỏa quá nhiều, sẽ làm cho Thổ bị cháy thành than.
- Mộc sinh ra Hỏa, nhưng Mộc nhiều quá, Thì Hỏa sẽ gây hại.
- Thủy cung cấp dinh dưỡng cho Mộc sinh trưởng, nhưng nếu như Thủy quá nhiều, thì Mộc bị cuốn trôi.
Ngũ hành phản khắc ảnh hưởng thế nào
+ Bên cạnh ngũ hành phản sinh, thì ngũ hành phản khắc, củng có nhiều gây hại, quy luật như:
-
Thủy khắc Hỏa, nhưng nếu như Hỏa quá nhiều, thì Thủy cũng phải cạn.
-
Hỏa khắc Kim, nhưng nếu như Kim nhiều, thì Hỏa sẽ bị dập tắt.
- Kim khắc Mộc, nhưng Mộc quá cứng, như vậy sẽ khiến Kim bị gãy.
- Mộc khắc Thổ, nhưng Thổ quá nhiều, sẽ khiến cho Mộc suy yếu.
- Thổ khắc với Thủy, nhưng Thủy nhiều quá, sẽ khiến Thổ bị sạt lở, bào mòn.
==> Cảm ơn quý khách đã xem bài viết: “Ngũ hành tương sinh tương khắc“, trên website chúng tôi. Hãy like, và chia sẽ bài viết, để ủng hộ chúng tôi, ngày càng phát triển nhé.
+ Ngoài ra, quý khách có thể xem thêm, về các bài viết phong thuỷ, hay xem phong thuỷ theo từng mệnh, ở các link bên dưới: